Đinh Lăng Cổ Thụ
Đinh Lăng Tươi
Đinh Lăng Điêu Khắc
Đinh Lăng Có Nu
Rễ đinh lăng là gì?
- Rễ đinh lăng có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. PGS.TS Trần Quốc Bình, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền TƯ nhận định: “Đinh lăng là một trong số những cây thuốc Nam được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Riêng bộ phận rễ và gốc của cây đinh lăng thường được thái lát, sao khô rồi sắc nước uống có tác dụng bồi bổ khí lực, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do có tính mát nên người dân cũng hay đem rễ, gốc của loài cây này ngâm với rượu trắng để uống. Còn việc loại rượu này được đồn thổi có khả năng “bổ thận tráng dương” cho nam giới thì đến nay chưa được kiểm chứng”.
- Đối với các tỉnh Miền Trung trở vào Nam. Thời tiết thuận lợi quanh năm nắng nóng. Cây đinh lăng phát triển rất tốt, củ to, thân cành to. Các tỉnh như Đắc Lắc, Gia Lai, Kom Tum, Lâm Đồng là những nơi có đất Bazan màu mỡ, tầng đất dày. Bà con trồng đinh lăng phát triển rất nhanh.
- Hiện tại những gốc cây cổ thụ nặng hàng chục kg thường được mua ở Tây Nguyên rồi đánh vào Sài Gòn hoặc Hà Nội để bán.
Đặc điểm cây đinh lăng:
- Là một loại cây nhỏ, thân mịn nhẵn, không có gai, cao khoảng từ 0.8m đến 1.5 m.
- Lá của cây là lá kép có xẻ 3 lần hình lông chim, không có lá đính kèm rõ.
- Cuống lá nhỏ, gầy dài từ 3mm đến 10mm. Phiến lá có hình răng cưa, không đều nhau, lá có mùi thơm.
- Hoa của đinh lăng có chùy ngắn từ 7mm đến18mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa.
- Trang hoa 5, nhị 5 vớ chỉ nhị nhỏ gầy, bầu hạ ngăn 2 có dìa màu trắng nhạt.
- Quả nhỏ dài dẹt, chiều dài khoảng 3mm đến 4mm độ dày 1mm có vòi.
Cây có rất nhiều các thành phần hóa học bên trong bao gồm các alcaloit, vitamin B1, saponin, flavonoit, glucozit, tanit và các axit amin trong đó có methionin, lyzin và xystei là những loại axit amin cực kỳ quan trọng.
Tác dụng:
Bởi củ cây đinh lăng có một số tính chất như: ngọt, tính mát, khá thơm và có vị đắng. Dưới đây sẽ là một số tác dụng khác của củ cây đinh lăng mà mọi người cần biết để giúp cho bản thân và gia đình được khỏe mạnh hơn.
- Tốt cho não bộ, hoạt huyết dưỡng não, có lợi cho người lao động trí óc, giúp ăn ngon ngủ yên. Hỗ trợ chữa các chứng như rối loạn tiền đình, giúp an thần, hỗ trợ điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng khả năng tập trung, giúp ích cho việc tăng cường trí nhớ.
- Đinh lăng rất lợi tiểu, vì thế hỗ trợ các chứng bệnh về thận và sỏi thận, các bệnh liên quan đến tiết niệu như háo tiểu, nước tiểu vàng.
- Củ cây đinh lăng có tác dụng tăng cường sức dẻo dai và sức đề kháng cho cơ thể.
- Ngoài ra, đối với những bạn muốn lên cân và thải độc từ bên trong cơ thể ra ngoài thì cũng phơi khô và ngâm nước giống như hướng dẫn trên và uống hằng ngày sẽ rất hiệu quả.
Tác dụng của rễ cây đinh lăng trong các nghiên cứu khoa học:
Các nhà khoa học, dược lý học và dược liệu đã nghiên cứu các tác dụng của cây. Rễ cây đinh lăng có khả năng làm tăng sức khỏe, sức dẻo dai của cơ thể. Và rất nhiều tác dụng:
- Nước rễ cây đinh lăng có tác dụng làm tăng sức khỏe, déo dai của cơ thể người dựa vào thì nghiệm cấp tính tương đồng như cây nhân sâm.
- Với số lượng 0.1 ml cao lỏng cây đinh lăng cho 20 gam thể trọng sống làm giảm sức hoạt động của chuột nhắt.
- Cây đinh lăng có tác dụng trực tiếp lên cơ tim ếch làm cô lập (phương pháp Straub) với liêu lượng nhất định để làm giảm thiểu trương lực cơ tim. Làm tim co bóp yếu đi, thưa và dẫn đến tim ngừng đập.
- 0.2 đến 1% dung dịch nước rễ đinh Lăng gây co mạch cô lập tai thỏ.
- Với dung dịch đinh lăng liều 0.5ml và với 100% đến 200%. Trên 1kg thể trọng tĩnh mạch vành tai, giúp tăng cường hô hấp về cả về biên độ và tần số làm cho huyết áp giảm xuống tạm thời.
- Tại chỗ trên tử cung, với dung lượng 1 ml chất cao đinh lăng 100% cho 1kg thể trọng tiêm tĩnh mạch vành tai giúp cho chúng tăng co bóp nhẹ tử cung.
Tác dụng của rễ đinh lăng trong Đông y:
Trong quá trình nghiên cứu của viện y học quân sự cho thử nghiệm trực tiếp trên người với 0.23gam đến 0.5 gam bột đinh lăng trên ngày dưới dạng thuốc ngâm rượu nhẹ hoặc sắc lên để uống. Kết quả nhận được là sức khỏe tăng hẳn lên, tăng sức dẻo dai như thí nghiệm đã nghiên cứu.
Trên thực tế chúng ta ngoài công dụng ăn làm rau thơm, ăn với gỏi cá. Mọi người còn dùng đinh lăng để chữa ho ra máu, thông tiểu, kiết lỵ nặng, ho, thông sữa. Ở Ấn Độ loại cây này còn được chữa sốt và làm đẹp cho da (làm săn da).
- Đinh lăng có thể làm giảm đau cơ khớp, hỗ trợ trị bệnh gút, đau mỏi lưng, với chứng về khớp này, có thể dùng thân cành hay rễ đinh lăng, sắc nước uống.
- Chữa hen suyễn ( dùng rễ cây đinh lăng)
- Tốt sữa cho bà mẹ đang cho con bú, tránh bị mất và tắc sữa ( dùng rễ hay lá đều được)
- Tăng cường sức khỏe, bồi bổ cho cơ thể, dùng rễ để ngâm rượu uống cũng tốt.
- Có thể kết hợp đinh lăng với một vài vị thuốc như hà thủ ô, hoàng tinh…để trị bệnh thiếu máu vô cùng hiệu quả.
Tác dụng phụ của rễ đinh lăng:
Trong rễ cây đinh lăng có chứa nhiều hoạt chất Saponin. Tuy là chất bổ nhưng không được dùng quá liều sẽ không tốt cho sức khỏe. Dùng liều cao sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy… Rễ cây đinh lăng có tác dụng hoạt huyết rất mạnh nên dùng thuốc sắc hoặc rượu thuốc vào buổi sáng hoặc trưa. Không nên dùng vào buổi tối gây ra hiện tượng khó ngủ.
Cách dùng:
Cách ngâm rượu rễ đinh lăng
Người ta thường dùng rễ đinh lăng ngâm rượu uống để bồi bổ sức khỏe và tốt cho não. Tuy nhiên, dân gian chúng ta có 2 loại cây đinh lăng, 1 cây lá mảnh, kim, nhỏ hơn, một cây lá to dài. Cần lưu ý cây đinh lăng lá nhỏ mới chính là cây dùng để ngâm rượu, vì đặc tính hơn hẳn cây lá to.
Ngâm rượu: Sử dụng ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5 – 10 ml, uống trước bữa ăn độ 30 phút – 1 tiếng.
Nguyên liệu ngâm rượu đinh lăng:
- Chuẩn bị 1kg rễ đinh lăng
- 8 – 10 lít rượu cốt, hạn chế quá nhiều vì đinh lăng có tỉ lệ saponin khá cao nên nếu đặc quá sẽ phản tác dụng, không tốt cho cơ thể khi sử dụng.
Cách làm rễ đinh lăng dùng để ngâm rượu:
- Đầu tiên rễ đinh lăng rửa sạch để ráo nước.
- Nếu bạn muốn ngâm lâu năm thì bạn rửa sạch phần đinh lăng sau đó để ráo trong bóng râm.
- Sau đó đem bình để ngâm rửa sạch. Tốt nhất là nên dùng loại bình to có dung tích khoảng 12 – 15 lít cho thoải mái diện tích.
- Sau đó bạn đặt cây đinh lăng vào trong hướng phần rễ xuống dưới cho đẹp rồi từ từ rót rượu vào. Rồi đậy lắp ngâm khoảng 1 tháng sau là chúng ta có thể dùng được.
Cách sắc nước rễ đinh lăng
Rễ đinh lăng được thu hái vào mùa thu, đông ở những cây đã trồng từ 3 năm trở lên, rễ mềm có nhiều hoạt chất. Rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân, rễ nhỏ thì dùng cả, rễ to chỉ dùng vỏ. Thái nhỏ, phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió để bảo đảm mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5%, sao qua rồi tẩm 5% mật ong, sao thơm. Dược liệu có vị ngọt, đắng, mùi thơm, tính mát, không độc. Được dùng dưới những dạng sau:
- Tán bột: Rễ đinh lăng đã sao tẩm 100g, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 0,5 – 1g hoặc trộn bột với mật ong vừa đủ, làm thành viên, mỗi viên 0,25 – 0,5g. Ngày uống 2 – 4 viên, chia làm 2 lần.
- Sắc nước: Rễ đinh lăng đã sao tẩm 5 – 10g, hãm với nước sôi như hãm chè, uống làm nhiều lần trong ngày.
Hình ảnh rễ đinh lăng
Cây đinh lăng là một loại cây quen thuộc với nhiều gia đình, được sử dụng làm một loại rau sống trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, đinh lăng còn được xem là vị thuốc quý trong việc bồi bổ sức khỏe. Người ta biết đến bộ rễ cây đinh lăng lá nhỏ sau thời gian sinh trưởng sẽ phát triển thành dạng như củ phình to, có thể hái lá hay thu hoạch củ cây đinh lăng để chế biến thành những vị thuốc quý.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Gốc Đinh Lăng Cổ Thụ Tươi”